Trong văn hóa, tôn giáo Tia_sét

"Phóng sét", một bức trong loạt tranh về Mười chiến công hiển hách của anh hùng Tametomo, của họa sĩ Yoshitsuya Ichieisai - Nhật Bản, khoảng thập niên 1860.Biểu tượng tia sét của Schutzstaffel.

Sét trong các nền văn hóa, tôn giáo khác nhau được xem là một phần của thần linh hoặc chính nó là thần linh.[117]

  • Tín ngưỡng Việt Nam và của một số dân tộc Á Đông cho rằng Thiên Lôi là vị thần gây ra sấm sét, với lưỡi búa của mình, sét đánh là để trừng phạt những kẻ thiếu đạo đức.
  • Trong đạo Shinto của Nhật Bản thì Raijin là vị thần của sấm và sét. Ông trong khá giống một con quỷ và phóng sét ra khắp nơi với những cái trống tạo ra sét mà ông thường hay mang theo.
  • Trong đạo Hindu thì Indra là vị thần của mưa và sấm sét đồng thời cũng là vua của vương quốc Deva trong thần thoại Hindu.
  • Trong thần thoại Aztec thì sét là sức mạnh siêu nhiên của một vị thần tên Tlaloc. Tlaloc không chỉ là vị thần của mưa mà còn là thần của bão, của những tia sét gây chết người và bệnh tật.
  • Trong thần thoại Slavic thì vị thần có ngôi vị cao nhất là Perun vị thần của sấm và sét.
  • Perkūnas là thần sấm một trong những vị thần quan trọng trong hệ thống thần linh của vùng Baltic. Trong thần thoại Latvia và Litva thì ông là vị thần của sấm, mưa, núi, cây sồi và bầu trời.
  • Trong thần thoại Bắc Âu thì Thor là vị thần sấm sét với cây búa Mjölnir trên tay ông tạo ra các tia sét và cưỡi cỗ xe sấm ngang qua bầu trời.
  • Trong thần thoại Phần Lan thì Ukko là vị thần của sấm, bầu trời và thời tiết. Từ sấm sét trong tiếng Phần Lan là ukkonen dựa theo tên của vị thần này.
  • Trong kinh Koran của Hồi giáo đã viết: Người là người đã cho các ngươi thấy ánh sáng, sợ hãi và hy vọng, vọng ra từ những đám mây nặng trĩu. Tiếng sấm là các lời răn dạy. Lời của Người vang lên các thiên thần cũng phải kính sợ.
  • Trong Thiên Chúa giáo, sự kiện chúa Jesus tái lâm được so sánh với tiếng sét (theo Ma-thi-ơ 24:27, Lu-ca 17:24).
  • Trong nền văn minh Hy Lạp xưa thì Zeus là thần sấm và cũng là chúa tể của các vị thần.
  • Trong nền văn minh Inca thì có ba vị thần có khả năng tạo sấm sét là hai thần sấm ApocatequilCatequil cùng Illapa, thần thời tiết.

Tia sét thường được kí hiệu phổ biến trong văn hóa đại chúng là một đường zigzag, nó thường được dùng như một biểu tượng cho tốc độ và sức mạnh. Biểu tượng tia sét được sử dụng để thể hiện khả năng liên lạc tức thời của điện báoradio.[118] Trong tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác có một số thành ngữ liên quan đến tia sét. Ví dụ: a bolt from the blue với nghĩa đen là "sét từ bầu trời xanh" cũng được dùng như một thành ngữ để chỉ một điều bất ngờ, chưa được lường trước.

Roy Sullivan là người đang giữ kỷ lục Thế giới Guinness‎ vì đã sống sót sau 7 lần bị sét đánh trong vòng 35 năm.[119]

Một số nhân vật trong nhiều tác phẩm văn học khoa học viễn tưởng, phim ảnh sở hữu năng lực tạo ra và điều khiển tia sét, điển hình là trong các phim và truyện tranh của hãng Marvel. Sét và bão tố cũng là một trong các hình tượng chính trong một số thể loại ca khúc nhạc rock. Tên của con ngựa đua thuần chủng nổi tiếng nhất của Úc, Phar Lap, có nguồn gốc từ một từ trong tiếng Zhuang và tiếng Thái để chỉ tia chớp.[120]

Ngành khoa học nghiên cứu về sét có tên là fulminology, và chứng sợ sấm chớp được gọi là astraphobia.

Hình tia chớp cũng được dùng trong nhiều phù hiệu, logo và biểu trưng của một số đảng phái chính trị, tổ chức nhằm thể hiện quyền uy. Một số ví dụ bao gồm: Đảng Hành động Nhân dân Singapore, Hiệp hội các đảng Phát xít của Anh quốc vào những năm 1930, Đảng Quyền lực các bang Quốc gia của Hoa Kỳ những năm 1950.[121] Tổ chức vũ trang Schutzstaffel của Đức quốc xã cũng dùng biểu tượng tia sét trong logo của họ, hay còn gọi là biểu tượng Sig. Một chiến thuật được quân đội Đức sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai mang tên là Blitzkrieg, nghĩa là "chiến tranh chớp nhoáng". Một số họa sĩ cận đại và đương đại cũng đã có những bức vẽ nổi tiếng về sét.

Những nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh dông bão và tia sét thường được gọi là những "kẻ săn bão".

Kí hiệu của tia sét trong Unicode là ☇ U+2607.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tia_sét http://stratocat.com.ar/fichas-e/1989/PAL-19890605... http://museumvictoria.com.au/pharlap/horse/lightni... http://books.google.com.br/books?id=zwwLaUM4lGAC&p... http://www.ufpe.br/new/visualizar.php?id=5005 http://amsglossary.allenpress.com/glossary/search?... http://www.boston.com/news/globe/health_science/ar... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/340767 http://ecmweb.com/content/path-least-resistance http://www.howstuffworks.com/Lightning.htm http://mauryk2.com/2010/11/06/john-kasper-the-nati...